Tra nhiệt độ nóng chảy của sắt, đồng, nhôm, inox. Nhiệt độ nóng chảy hay nhiệt độ hóa lỏng, điểm nóng chảy của một chất rắn là yếu tố rất quan trọng trong quá trình luyện kim, tái sản xuất nguyên liệu kim loại. Đồng, chì, sắt, kẽm, thiếc, niken, bạc, vàng, nhôm, thép, thủy tinh, gang,… Mỗi loại đều có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Thay vì dành nhiều thời gian để tra cứu sách, đọc tài liệu, hãy cùng công ty thu mua phế liệu tìm hiểu chi tiết, chính xác và ngắn gọn về nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến nhất hiện nay ngay trong bài viết dưới đây.
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là bao nhiêu?
Cho đến nay, Vonfram là kim loại có điểm nóng chảy cao nhất với 3.422°C, tức 6.192°F; áp suất hơi thấp nhất ở nhiệt độ trên 1.650°C, tương đương 3.000°F cũng như độ bền kéo lớn nhất. Ngoài ra, một số kim loại khác cũng thuộc top có nhiệt độ hóa lỏng cao nhất phải kể đến như:
- Osmi (Os ): 3.033°C, 5.491°F, 3.306°K
- Iridi (Ir ): 2.466°C, 4.471°F, 2.739°K
- Molypden (Mo): 2.623°C, 4.753°F, 2.896°K
- Tantan (Ta): 3.017°C, 5.463°F, 3.290°K
- Rheni (Re): 3.186°C, 5.767°F, 3.459°K
- Wolfram (W): 3.422°C, 6.192°F, 3.695°K
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là bao nhiêu?
Thủy ngân là kim loại có điểm nóng chảy thấp nhất với – 38.83°C, tức 37.89°F và 233.32°K. Đây là kim loại nặng có ánh bạc kim, cái tên hydrargyrum cũng mang ý nghĩa là bạc lỏng với trạng thái bình thường ở nhiệt độ trung bình. Cần lưu ý, thủy ngân thuộc nhóm kim loại độc hại nhất, có thể khiến con người bị nhiễm độc qua đường hô hấp và tử vong. Đa phần thủy ngân được điều chế bằng phương pháp khử khoáng các chất thần sa. Chúng được ứng dụng trong sản xuất nhiệt kế, áp kế và nhiều thiết bị khoa học khác. Tuy dẫn nhiệt kém nhưng thủy ngân dẫn điện rất tốt.
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt, thép, chì, kẽm, đồng….
Nhiệt độ nóng chảy của sắt thép
Sắt có nhiệt độ nóng chảy là 1.538°C, tức 2.800°F, 1.811°K, khá cao so với các kim loại khác. Sắt nguyên chất tương đối mềm, dễ gia công, nhưng không thể thu được thông qua phương pháp nấu chảy. Thép là nguyên liệu cứng chắc được tạo ra từ sắt và một tỷ lệ nhất định (thông thường từ từ 0,002% đến 2,1%). Tuy cứng hơn sắt 1000 lần nhưng điểm nóng chảy của thép lại thấp hơn sắt nhiều.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng
Đồng nguyên chất mềm, dễ uốn, có màu đỏ cam, tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Kim loại này thường được ứng dụng làm dây cáp, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng. Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1084.62°C (1984.32°F, 1357,77°K). Hợp kim đồng thau có nhiệt độ nóng chảy tùy thuộc vào các nguyên liệu thành phần; thông thường sẽ ở mức 900°C đến 940°C (1.650 đến 1.720°F).
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhôm
Nhôm là nguyên tố nhiều thứ ba trên thế giới sau oxy và Silic, chiếm khoảng 8% khối lượng lớp rắn của Trái Đất. Nhôm có nhiệt độ nóng chảy là 660.32°C(1220.58°F, 933.47°K).
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại bạc
Bạc là kim loại quý được ứng dụng nhiều trong chế tác trang sức, đúc tiền xu, đồ dùng gia dụng đắt tiền,… Trong nhiều ngành công nghiệp, bạc đóng vai trò một chất dẫn và tiếp xúc là chính. Các hợp chất của bạc còn được sử dụng trong ngành y tế, phim ảnh, công tác điện phân, tráng gương,… Nhiệt độ nóng chảy của kim loại bạc là 961.78°C (1763.2°F, 1234.93°K).
Nhiệt độ nóng chảy của kẽm
Kẽm là một trong những kim loại được ứng dụng phổ biến trong sản xuất, kinh doanh. Đây còn là kim loại có sản lượng cao chỉ đứng sau sắt, nhôm, đồng. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại kẽm là 419.53°C (787.15°F, 692.68°K).
Nhiệt độ nóng chảy của gang
Gang là hợp kim bao gồm 5 loại chính: gang xám, gang dẻo. gang cầu, gang giun, gang xám biến trắng. Hơn 95% thành phần theo trọng lượng của gang là sắt, nguyên tố còn lại là cacbon và silic. Điểm nóng chảy của gang khoảng 1.150°C đến 1.200°C, thấp hơn 300°C so với sắt nguyên chất.
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại chì
Chì thuộc nhóm kim loại nặng, tức rất độc hại. Chúng có thể gây sốc, ngộ độc và các bệnh lý cấp tính, mãn tính nguy hiểm cho con người khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định. Chì có điểm nóng chảy tương đối thấp là 327.46°C (621.43°F, 600,61°K).
Nhiệt độ nóng chảy của thiếc
Thiếc có ánh bạc, đặc tính chống ăn mòn tốt, rất khó bị oxy hóa ở điều kiện bình thường. Thiếc được ứng dụng nhiều trong việc mạ lên kim loại khác, làm bao bì; tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo, gia công của nhiều ngành công nghiệp; phục vụ cho ngành y tế, các công nghệ nghiên cứu. Thiếc có nhiệt độ nóng chảy 231.93°C (449.47°F, là 505.08°K).
Nhìn chung nhờ ứng dụng nhiệt độ nóng chảy của kim loại, hợp kim mà con người đã sản xuất, tái sản xuất, tái chế ra nhiều nguồn nguyên liệu, vật dụng hữu ích cho đời sống hằng ngày lẫn hoạt động kinh tế, y tế, giáo dục. Sau khi đồ dùng đã cũ hư, bạn cũng có thể thanh lý cho công ty thu mua phế liệu kim loại như Quang Tuấn. Chúng tôi chuyên thu mua phế liệu tổng hợp tận nơi, không giới hạn số lượng, thanh toán nhanh trong ngày. Với uy tín hơn 12 năm trong ngành, công ty chúng tôi tự tin cam kết mức giá tốt nhất cho mọi khách hàng. Để nhận tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thu mua phế liệu, mời quý khách liên hệ với Quang Tuấn qua thông tin sau.