Kiểm tra nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt, đồng, nhôm, inox, vàng, chì…

Rate this post

Tái chế phế liệu kim loại là ngành mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao. Do đó các công ty phế liệu rất chú trọng thu mua phế liệu kim loại sắt, vàng, kim loại bạc, hợp kim, inox,… Trong quá trình tái chế phế liệu người ta cũng rất quan tâm đến nhiệt độ nóng chảy kim loại. Do đó, công ty Quang Tuấn xin cung cấp một số thông tin cơ bản nhất về nhiệt độ nóng chảy kim loại của các kim loại phổ biến hiện nay.

Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Nhiệt độ nóng chảy kim loại hay còn gọi là nhiệt độ hóa lỏng của kim loại. Tại mức nhiệt độ này, kim loại sẽ diễn ra quá trình nóng chảy, khi đó chúng sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. Khái niệm này trái ngược với quá trình kim loại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được người ta gọi là điểm đông đặc hay còn gọi là nhiệt độ đông đặc.

Các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất

Kim loại Vonfram có điểm nóng chảy là 3422 độ C, tương đương với 6192 độ F, đây là nguyên tố hóa học có điểm nóng chảy cao nhất trong số các kim loại. Nguyên tố hóa học này có ký hiệu là W, có thể chuyển từ màu xám thép đến màu trắng, rất cứng và nặng. W nguyên chất và nhiều hợp chất của nó được ứng dụng để tạo thành siêu hợp kim dùng trong ngành điện như dùng làm dây tóc bóng đèn, dây tóc điện tử, bia bắn phá của điện tử.
Thủy ngân là một nguyên tố kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, ở khoảng – 38,83 độ C. Ở nhiệt độ trung bình kim loại này ở trạng thái lỏng, kim loại này có ánh bạch kim. Chúng dẫn điện tốt nhưng nhiệt kém nên thường được sử dụng trong các thiết bị khoa học như nhiệt kế, áp kế. Tiếp xúc với kim loại này có thể gây chết người do nhiễm độc qua đường hô hấp.

Các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất
Các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đen và hợp kim

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt là 1538 độ C tương đương với 2800 độ F. Điểm nóng chảy này là cao hơn nhiều so với các hợp kim của nó như là gang và thép, dù chúng cứng hơn rất nhiều lần so với kim loại sắt nguyên chất.
Hợp kim gang có nhiệt độ nóng chảy từ 1150 độ C đến 2000 độ C. Gang được tạo thành từ 95% là kim loại sắt còn lại là carbon và silic, nhiệt độ nóng chảy của hợp kim này thấp hơn so với kim loại sắt nguyên chất là 300 độ C.
Hợp kim inox có nhiệt độ nóng chảy từ 1375 độ C đến 2786 độ C tùy vào các loại inox khác nhau. Ví dụ như inox 304 nóng chảy ở 1400 đến 1450 độ C, inox 434 nóng chảy ở nhiệt độ 3426 đến 1510 độ C,…

Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại màu

Nguyên tố kim loại đồng có điểm nóng chảy là 1084 độ C. Hợp kim của đồng là đồng thau tùy thuộc vào thành phần mà có nhiệt độ nóng chảy khác nhau từ 900 độ C đến 940 độ C. Kẽm là kim loại được sử dụng khá phổ biến, nóng chảy ở nhiệt độ 419 độ C.
Kim loại chì ký hiệu là Pb, là kim loại mềm và độc hại. Chúng được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo đạn, bình ắc quy và là thành phần trong một số hợp kim. Khi con người và động vật tiếp xúc với kim loại này ở một mức độ nhất định có thể gây tổn thương hệ thần kinh và rối loạn não. Kim loại này nóng chảy ở nhiệt độ 327,46 độ C.
Nguyên tố hóa học thiếc có nhiệt độ nóng chảy rất thấp chỉ ở khoảng 232 độ C. Kim loại này ít bị oxi hóa và chống ăn mòn trong môi trường tự nhiên. Do đó thiếc được sử dụng để mạ lên các kim loại khác bảo vệ chúng khỏi sự oxy hóa bề mặt. Kim loại vàng được ứng dụng chủ yếu trong các ngành trang sức. Kim loại này nóng chảy ở nhiệt độ 1064,18 độ C.
Kim loại màu nhôm có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với nhiều nguyên tố kim loại khác, chúng nóng chảy ở nhiệt độ 660,32 độ C. Kim loại này rất hữu ích và được sử dụng phổ biến trong đời sống. Bạc và một trong số những kim loại quý hiếm trong số các kim loại màu, được sử dụng làm ra trang sức hay ứng dụng trong các lĩnh vực điện điện tử, phim ảnh, chất tẩy rửa. Bạc nóng chảy ở nhiệt độ 961,78 độ C, thấp hơn so với nhiệt độ nóng chảy của vàng.

Nhiệt độ nóng chảy của một số vật liệu khác

Nhiệt độ nóng chảy của một số vật liệu khác
Nhiệt độ nóng chảy của một số vật liệu khác
Điểm nóng chảy của sáp nến rất thấp, chỉ ở khoảng 45 độ C. Các loại nhựa có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Điểm nóng chảy của nhựa PP vào khoảng 165 độ C; nhựa PE nóng chảy ở 120 độ C; nhựa ABS có điểm nóng chảy khoảng 105 độ C và nhựa PVC nóng chảy ở nhiệt độ khá thấp là 80 độ C. Nước ở trạng thái lỏng nên không có nhiệt độ nóng chảy, diphenylamin có điểm nóng chảy ở 53 độ C.
Điểm nóng chảy của muối ăn vào khoảng 801 độ C, silicon nóng chảy ở nhiệt độ 1414 độ C. Thủy tinh là chất rắn vô định hình nên không có nhiệt độ nóng chảy nhất định nhưng có thể biết được chúng nóng chảy ở nhiệt độ khá cao. Do đó chúng được thêm vào natri, bồ tạt hoặc soda để hạ nhiệt độ nóng chảy của vật liệu này xuống.

Ứng dụng nhiệt độ nóng chảy kim loại vào cuộc sống

Biết được điểm nóng chảy của kim loại có thể giúp cho cho các nhà khoa học, cơ sở tái chế phế liệu dễ dàng nghiên cứu cũng như thực hiện tái chế phế liệu kim loại. Nhờ đó con người dễ dàng tái chế phế liệu kim loại góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thông qua bài viết nói về nhiệt độ nóng chảy kim loại, công ty phế liệu Quang Tuấn hy vọng những thông tin này giúp cho quý độc giả biết được nhiệt độ nóng chảy kim loại mình cần tìm. Ngoài ra, nếu quý khách đang sở hữu nguồn phế liệu kim loại, liên hệ ngay cho công ty chúng tôi qua hotline 0935066386 để được sử dụng dịch vụ thu mua phế liệu với giá cao nhất thị trường.

Phế Liệu Quang Tuấn – Chuyên thu mua phế liệu giá cao TPHCM & trên toàn quốc

Địa chỉ: Số 786 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0935.066.386
Website: thumuaphelieuquangtuan.com.vn
error: Content is protected !!
0935.066.386
Chat ngay