Hướng dẫn làm đồ chơi cực đẹp bằng phế liệu

1/5 - (1 bình chọn)

Hướng dẫn làm đồ chơi cực đẹp bằng phế liệu. Sử dụng phế liệu làm đồ chơi là hoạt động rất hữu ích trong việc bảo vệ môi trường. Mỗi ngày, rác thải sinh hoạt cũng như rác thải công nghiệp phát sinh lên đến hàng trăm ngàn tấn. Tuy nhiên, chúng ta có thể giữ lại một số loại phế liệu và tái chế như: dây kẽm, dây đồng, chai, lọ, lon,… Trong bài viết hôm nay, công ty thu mua phế liệu Quang Tuấn sẽ giới thiệu đến bạn đọc các ý tưởng sử dụng phế liệu làm đồ chơi, đồ trang trí. Những nguyên vật liệu không còn giá trị sử dụng như phế liệu sắt thép, đồng phế liệu, nhôm phế liệu sẽ được tái chế làm đồ chơi hữu ích, ngộ nghĩnh và dễ thương cho các bé.

Lợi ích khi trẻ sử dụng phế liệu làm đồ chơi

– Tất cả mọi thành phẩm sử dụng phế liệu làm đồ chơi đều phục vụ cho bé học tập, giải trí.
– Quá trình làm đồ chơi bằng phế liệu kích thích sự sáng tạo trong bé.
– Góp phần giúp bé có ý thức bảo vệ môi trường từ sớm.
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm cũng như tái sử dụng những món đồ bỏ đi.

Lợi ích khi trẻ sử dụng phế liệu làm đồ chơi
Lợi ích khi trẻ sử dụng phế liệu làm đồ chơi

Các công đoạn chuẩn bị cho việc sử dụng phế liệu làm đồ chơi

– Lựa chọn các loại nguyên vật liệu thân thiện với sức khỏe con người, không dùng những thứ có cạnh mép, đầu sắc nhọn.
– Hãy đảm bảo phế liệu đã được làm sạch, nên rửa qua nước nóng, cồn y tế. Ngâm trong nước sạch hòa với các chất diệt khử trùng. Sau đó vớt ra, lau và để cho khô ráo hoặc sấy khô.
– Phân loại phế liệu thành từng bộ theo mục đích làm đồ chơi.
– Bảo quản các nguyên vật liệu đúng cách để chúng an toàn và sạch sẽ khi sử dụng.
– Quý phụ huynh, quý giáo viên hãy hướng dẫn trẻ làm những món đồ chơi dễ trước, đồng thời động viên, khuyến khích các em sáng tạo theo ý thích.

Những món đồ chơi làm bằng phế liệu nhựa

Rác thải chai nhựa chiếm số lượng rất lớn. Bạn có thể giữ chúng lại, rửa và bảo quản sạch. Rác thải chai nhựa có thể dùng làm chậu trồng cây để bàn, ống đựng bút; can nhựa làm đồ chơi như heo tiết kiệm, vòm mái che, con lật đật ngộ nghĩnh, xương rồng nhựa hay tượng anh hùng,….
Nếu sưu tầm được nhiều muỗng nhựa thì bạn có thể gắn kết chúng lại làm mẫu mô hình bó củi hay hàng rào. Với hộp sữa chua nhựa rỗng, bạn có thể úp hai cái vào nhau, chỉnh sửa chi tiết làm thành chú thủ xinh xắn, gà con cực đáng yêu hoặc chú chó dễ thương.
Banh nhựa bóng nhựa cũ hư bạn đừng vội bỏ đi, hãy biến chúng thành những chú ong, chiếc mũ thời trang,… Ống hút và cốc ly nhựa phế liệu cũng có thể chế tạo làm đồ chơi hay đồ handmade như lọ từ ly, hoa từ ống hút; chiếc ly ngôi sao với ngôi sao thắt từ ống hút,… Sử dụng phế liệu làm đồ chơi cũng có tuổi thọ tương đối cao. Nếu những món đồ ấy cũ hư, bạn có thể thanh lý lại cho các đơn vị thu mua phế liệu.

Đồ chơi sáng tạo từ phế liệu sắt thép, nhôm phế liệu và đồng phế liệu

Lon nước ngọt, lon bia bạn nên vệ sinh kỹ càng, mài cho cạnh, góc đỡ sắc. Bạn cũng nên ở bên cạnh theo dõi quá trình bé thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu là đồ chơi từ phế liệu sắt thép, tốt hơn hết nên là phụ huynh hoặc giáo viên chế tạo, để trẻ quan sát học hỏi. Bởi vì dạng phế liệu sắt thép này tương đối nguy hiểm với các em nhỏ, dễ gây đứt tay, chảy máu. Đối với đồng phế liệu, nhôm phế liệu dạng tấm khi tái chế thành bộ đồ chơi nhà bếp, bạn cũng nên lưu ý tương tự, tránh để bé bị thương.

Tận dụng cao su, phao phế liệu

Tận dụng cao su, phao phế liệu
Tận dụng cao su, phao phế liệu

Phần lần những chiếc lốp xe bị thải loại đều còn mới, bền bỉ và tuổi thọ khi tái chế cũng có thể lên đến vài năm. Bạn có thể giữ nguyên lốp và sơn lại theo màu sắc mình yêu thích để sử dụng phế liệu làm đồ chơi. Vì dụ như ghế xích đu, lắp thêm gỗ hoặc kính làm bàn uống cà phê ngoài ban công, sân vườn. Nếu muốn sử dụng phế liệu làm đồ chơi như con lật đật từ lốp cao su, hãy cắt chúng ta và gắn thêm vài phụ kiện. Tất nhiên, để đạt độ thẩm mỹ cao thì bạn phải đầu tư kha khá thời gian.
Phao phế thải cũng có thể tái chế thành đồ handmade đáng yêu. Bạn có thể khiến chúng nổi bật hơn bằng cách tô, sơn thêm màu, đính kết thêm các chi tiết đẹp mắt. Thành phẩm thường thấy khi tái chế phao phế liệu làm đồ trang trí là cánh chim, cánh bướm, bông hoa,….

Đồ chơi tái chế bằng phế liệu giấy

Giấy phế liệu thì chắc hẳn gia đình nào cũng sở hữu một ít: sách báo, tạp chí, ly giấy, túi giấy, hộp giấy,… Bên cạnh việc bán cho các cơ sở thu mua phế liệu thì bạn có thể giữ lại một ít giấy còn đẹp. Chúng rất dễ tạo kiểu để tái chế thành đồ chơi thú vị cho trẻ. Bạn đọc có thể tham khảo vài món đồ được làm từ giấy vụn bị thải loại, giấy két (giấy carton) dưới đây.

Một số sản phẩm siêu bắt mắt khi sử dụng phế liệu làm đồ chơi

– Mô hình chú công an giao thông, bác sĩ
– Các phương tiện như xe, máy bay, tàu thuyền, ca nô
– Biển báo đi đường
– Những đóa hoa sặc sỡ xinh đẹp và chị ong chăm chỉ
– Mô hình ngôi nhà với hàng rào, cây cối
– Robot xin rác ngộ nghĩnh, robot giao thông lạ mắt,…
– Những chiếc cốc không còn giá trị sử dụng đã biến thành vật dụng đa năng hữu ích
– Phế liệu được tái chế thành trống, kèn, đàn
– Các sinh vật biển như sao, mực, cá, rùa,…
Như vậy là công ty thu mua phế liệu Quang Tuấn đã chia sẻ cùng bạn đọc những cách sử dụng phế liệu làm đồ chơi vô cùng thiết thực. Mong rằng bài viết này có thể hỗ trợ quý phụ huynh, quý giáo viên có thêm ý tưởng để hướng dẫn các bé sáng tạo và hình thành suy nghĩ, ý thức tích cực về tái chế rác thải. Nếu bạn sở hữu quá nhiều phế phẩm, đồ dùng cũ hư, phương tiện cũ hoặc cần thanh lý văn phòng, nhà xưởng, bán phế liệu số lượng lớn, hãy liên hệ công ty Quang Tuấn để được phục vụ tận nơi. Chúng tôi nhận thu mua phế liệu sắt thép, đồng phế liệu, nhôm phế liệu, mua phế liệu tổng hợp với giá cực cao.

Phế Liệu Quang Tuấn – Chuyên thu mua phế liệu giá cao TPHCM & trên toàn quốc

Địa chỉ: Số 786 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0935.066.386
Website: thumuaphelieuquangtuan.com.vn