Phế liệu vải? Cách phân biệt phế liệu vải thông dụng

Rate this post

Vải từ xưa đến nay luôn là chất liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực thời trang và gắn liền với đời sống người dân. Do đó lượng phế liệu vải thải ra mỗi lúc một nhiều. Trên thị trường có rất nhiều loại vải thế nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt hết được chúng. Sau đây là một số thông tin cơ bản về nguồn gốc, cách nhận biết, ưu nhược điểm và ứng dụng của một số loại vải được sử dụng phổ biến để người dùng nắm rõ hơn về vấn đề này.

Dựa trên chất liệu vải

Vải 100% cotton

Cách phân biệt phế liệu vải thông dụng
Cách phân biệt phế liệu vải thông dụng
Vải cotton là loại vải xuất hiện sớm nhất trong đời sống người dân, từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng cây bông để kéo sợi sau đó dệt thành vải cotton. Loại vải này rất được người dùng ưa chuộng vì đặc tính thấm hút tốt, thoáng mát, êm ái đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới.
Một ưu điểm nữa của loại vải này là rất mềm mại, rất êm dịu không gây kích ứng cho da. Thông thường, chúng sẽ được nấu trong nước sôi để diệt hết vi khuẩn trước khi bông được dùng để kéo sợi. Vải cotton có nhiều loại với chất lượng khác biệt tùy vào chiều dài sợi bông, màu sắc và độ sạch của bông.
Loại vải này có nhược điểm là dễ bị nhăn, khó giữ nếp nên thường phải ủi vải nhiều lần trước khi sử dụng. Vải cotton cũng dễ bị bám bẩn đặc biệt là với những vết bẩn là dầu mỡ, người dùng rất khó để làm sạch chúng. Ngoài ra, loại vải này cũng có độ bền thấp, dễ bị hư hại, kéo giãn, nấm mốc tấn công làm hỏng vải.
Vải cotton rất dễ dàng nhận biết, vải cotton hút nước rất tốt, dai, khó bị kéo đứt và không bị xù lông, tuy nhiên, nếu vải bị nhàu sẽ để lại nhiều nếp nhăn. Hoặc người dùng có thể nhận biết bằng cách mang một mẩu vải nhỏ đốt lên, vải cotton sẽ cháy rất nhanh và ta cảm nhận được mùi tương tự như giấy cháy. Loại vải này có giá thành cao nên thường được sử dụng cho các sản phẩm thời trang cao cấp.

Vải CVC, vải TC hoặc vải 65/35:

  • Vải CVC (65% cotton-35% PE):

Đây là một loại vải sợi pha từ sợi cotton và PE do đó nó mang tính chất của cả 2 loại sợi này. Chất liệu này có 65% là cotton do đó giá bán cũng khá cao. Tương tự với vải cotton, vải CVC có ưu điểm là tạo cảm giác mát mẻ thoải mái cho người dùng, mềm mịn và thấm mồ hôi tốt thế nhưng lại có một ưu điểm nổi trội hơn là CVC ít bị co rúm, nhăn nhúm sau mỗi lần giặt.
Để nhận biết loại vải này, bên cạnh vẻ ngoài, người dùng có thể đốt cháy chúng, vải CVC đốt cháy sẽ kết lại thành khối và có mùi như than, mép vải có thể hơi co lại nhưng không đáng kể.

  • Vải TC (35% cotton-65% PE):

Vải TC được cấu thành từ 35% sợi cotton và 65% sợi PE. Nhờ tỷ lệ này, vải có được độ đứng nhưng vẫn giữ được sự mềm mại của chất vải. Chất liệu này có giá thành trung bình do đó được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Cách nhận biết loại vải này rất đơn giản, tương tự như những cách khác, người dùng chỉ cần đốt nó lên, nếu vải cháy chậm, tàn tro vón thành một khối lớn thì nó và vải TC.

  • Vải POLYESTER (PE):

Chất liệu này được tạo thành từ 100% sợi polyester, giá thành rất rẻ nên được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là thị trường thời trang giá rẻ. Loại vải này hút ẩm kém, không thích hợp sử dụng trong mùa hè, chất vải không đẹp và dễ bị xù lông trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, loại vải này lại có độ bền rất cao và không bị nhăn, co lại với tác động từ bên ngoài.
Với loại vải này, người dùng cũng có thể sử dụng cách đốt cháy để nhận biết chúng, vải PE khó đốt cháy hơn những loại vải khác, khi cháy cũng không có tàn tro và không hề bị xoắn lại.

Cách phân biệt phế liệu vải thông dụng
Cách phân biệt phế liệu vải thông dụng

DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP DỆT

Tùy vào cách dệt khác nhau mà vải người ta thường gọi nó với những cái tên khác nhau.
Những loại vải được mọi người ưa chuộng sử dụng may áo thun thường là vải thun cá sấu, vải thun cá mập, vải thun trơn.
Thông thường, người ta sẽ sử dụng vải kate để may các loại áo sơ mi. Trong chất liệu này, người ta cũng chia nó thành nhiều loại như kate sọc, kate Ý, kate Mỹ, kate silk,…
Một loại vải được sử dụng phổ biến nữa là vải kaki, với đặc tính dày dặn, bền bỉ nên được dùng để sản xuất quần áo, đồng phục bảo hộ, quần tây, tạp dề, áo khoác. Và chất liệu này cũng bao gồm nhiều loại vải khác nhau như kaki thun, kaki 100%, kaki 65/35,…

Phân biệt theo độ co giãn

Vải thun 4 chiều

Vải thun 4 chiều rất dễ dàng nhận biết, người dùng có thể dùng tay kéo chất liệu vải này ra theo 4 hướng. Dù là bị tác động theo chiều ngang hay chiều dọc thì vải vẫn không bị hư hỏng. Nhờ độ đàn hồi cao, loại vải này rất được ngành thời trang ưa chuộng sử dụng để may các dòng áo thun cao cấp, áo thun co dãn 4 chiều xuất khẩu. Trang phục làm từ chất liệu này sẽ khiến người mặt cảm thấy không bị gò bó, co giãn thoải mái và thoáng mát.

Vải thun 2 chiều

Độ đàn hồi của vải thun 2 chiều kém hơn vải thun 4 chiều. Khi dùng tay kéo mạnh vải theo chiều ngang thì vải sẽ co giãn tốt hơn khi kéo theo chiều dọc. Cùng với đó, vải thun 4 chiều cũng mang lại cảm giác thoải mái và thoáng mát hơn vải thun 2 chiều gấp nhiều lần, vì thế giá thành cũng rẻ hơn nhiều so với vải thun 4 chiều.
Qua những thông tin vừa chia sẽ bên trên, công ty phế liệu Quang Tuấn hy vọng sẽ giúp cho độc giả có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về những loại vải phổ biến trên thị trường, từ đó chọn được chất liệu vải phù hợp nhất trong trang phục của mình. Nếu quý khách đang sở hữu nguồn phế liệu vải, vui lòng gọi về số hotline 0935.066.386 của chúng tôi để được nhân viên hỗ trợ cho biết thêm thông tin chi tiết.

Phế Liệu Quang Tuấn – Chuyên thu mua phế liệu giá cao TPHCM & trên toàn quốc

Địa chỉ: Số 786 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0935.066.386
Website: thumuaphelieuquangtuan.com.vn