Chất thải rắn là gì? Sự nguy hiểm, phân loại và cách xử lý chuẩn

5/5 - (1 bình chọn)

Chất thải rắn là một trong số những chất thải từ con người xả ra trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy chất thải rắn bao gồm những loại nào? Được phân loại và xử lý theo quy trình ra sao? Để xác định chất thải rắn và các biện pháp xử lý theo từng loại. Cùng công ty thu mua phế liệu Quang Tuấn tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN

KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN

Chất thải rắn là những loại chất thải ở thể rắn. Tuy thành phần của rác thải rắn khác nhau nhưng được phân loại thành 3 nhóm như sau:

  • Các loại chất thải có thể cháy được: chất da, giấy, cao su, thực phẩm, gỗ, rơm, chất dẻo,…
  • Các loại chất không đốt cháy được: sứ, kim loại sắt, đá, thủy tinh,…
  • Các loại chất thải rắn hỗn hợp: cát, đất, đá cuội, tóc,… 

NGUỒN PHÁT SINH RA CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÂU?

Chất thải rắn được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ rác thải mà người dân sinh hoạt thải ra hằng ngày. Hoặc từ các nơi như trường học, bệnh viện cho tới xí nghiệp.

TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA CHẤT THẢI RẮN

TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Nhìn chung, chất thải rắn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm, làm gia tăng sự lan truyền các loại bệnh từ ruồi, muỗi gây nên. Một số ví dụ có thể kế đến như bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh dị ứng hoặc các bệnh gây ra về da và mắt. Đặc biệt hơn là rác thải cũng gián tiếp gây ra các bệnh về thần kinh và ung thư. 

TÁC HẠI CHẤT THẢI RẮN VỚI MÔI TRƯỜNG

Khi rác thải rắn không được chôn lấp theo đúng các quy trình kỹ thuật, nó sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đất, môi trường nước hoặc các mạch nước ngầm,… từ đó  gây ô nhiễm cây trồng và nước uống sinh hoạt. 
Ngoài ra, với việc đốt rác thải không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những sinh vật sống xung quanh đó.

PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN HIỆN NAY

Giống các loại chất thải khác, chất thải rắn cũng dùng nhiều cách dùng để phân loại.  Trong đó, cách phân chia phổ biến nhất chính là phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh. Gồm 6 nhóm như sau:

CHẤT THẢI RẮN TRONG SINH HOẠT

Đây là các chất thải dạng rắn được thải ra ngoài môi trường thông qua quá trình sinh hoạt của hộ gia đình hay cơ sở lao động. Loại này bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn gây hại, trong đó:

  • Chất thải từ hộ gia đình thường thấy là các chất thải từ thực phẩm. Rác thải này chứa các chất hữu cơ dễ phân huỷ. Ngoài ra còn có các loại rác thải không bị phân huỷ nhưng dễ gây ra bụi bẩn như các phần còn lại sau khi bị đốt cháy như tro,… Không chỉ thế, thành phần chất thải rắn sinh hoạt còn bao gồm các vật chứa các loại chất vô cơ như nhựa, cao su, vải thuỷ tinh, giấy,…
  • Chất thải từ dịch vụ và các cơ sở công cộng đa phần là các loại rác thải rắn có khả năng gây hại cao. Hoặc là các loại rác thải không hoặc ít bị phân huỷ thối rữa, ví dụ như vật dụng từ gốm sứ, thủy tinh, nhựa, kim loại, đất, sỏi,…

CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Đúng theo tên gọi, đây là các loại rác thải có nguồn từ các xí nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp đào thải ra dưới dạng phế liệu, phế phẩm. Ví dụ như rác thải rắn trong ngành cơ khí, may mặc, sản xuất lương thực & thực phẩm,…
Hiện nay, để tiện cho quy trình xử lý, chất thải rắn công nghiệp được chia làm hai loại như sau: 

  • Chất thải rắn công nghiệp không có hại hoặc ít nguy hại: sẽ được các đơn vị thu mua phế liệu dọn dẹp, xử lý và chuyển đi tái chế cách cẩn thận. Ví dụ như các vật dụng làm bằng từ sắt, thép, đồng,…
  • Chất thải rắn công nghiệp độc hại, có khả năng làm ngộ độc, cháy nổ hoặc làm ăn mòn các cơ sở vật chất, tác động xấu đến môi trường sống thậm chí là sức khỏe của động vật và con người. 

Bạn có thể bán một số loại chất thải này cho các đơn vị chuyên thu mua phế liệu đồng, phế liệu sắt, phế liệu hợp kim, phế liệu gang,… sẽ thu lại được một khoản tiền không nhỏ. 

CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP

Là các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chia thành 2 loại cơ bản như sau: 

  • Chất thải nông nghiệp trong chăn nuôi: kim tiêm, phân thải, vỏ chai đựng thuốc thú y,  xác động vật chết, thức ăn gia súc bị thừa,…
  • Chất thải nông nghiệp trong trồng trọt: trấu, rơm rạ, chai lọ thuốc diệt sâu bọ, lõi ngô hay các loại thuốc dùng cho thực vật,…

CHẤT THẢI RẮN TRONG NGÀNH Y TẾ

chất thải rắn được xả ra trong quá trình hoạt động, chăm sóc và khám chữa bệnh của các cơ sở y tế. Gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế có hại.

CHẤT THẢI RẮN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

Các chất thải rắn này chủ yếu có từ các hoạt động phá bỏ công trình, cải tạo nhà ở hay xây mới. Một số loại thường thấy là gạch, bê tông, đá, vôi, sành sứ,…

CHẤT THẢI RẮN TỪ ĐÔ THỊ

Là các loại rác thải rắn do người dân vứt bỏ ở các khu đô thị. Theo tình hình hiện nay, một số đô thị vẫn chưa có biện pháp quản lý rác thải rắn đúng cách, vì vậy mà dẫn đến tình trạng cảnh quan đô thị bị xuống cấp, mất thẩm mỹ. 

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN BỔ ÍCH

XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN VỚI PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Xử lý rác thải rắn bằng phương pháp sinh học được áp dụng với các loại rác hữu cơ không độc hại. Các rác thải sẽ được trải qua quá trình ủ sinh học với bước đầu là khử nước, rồi xử lý cho đến khi rác thải thành xốp và ẩm. Cả độ ẩm lẫn nhiệt độ của rác thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ để giữ cho các vật liệu luôn trong trái thái hiếu khí lớn xuyên suốt thời gian ủ sinh học. 
Bằng cách dùng quá trình này sẽ giúp rác thải tự tạo ra nhiệt riêng. Nhờ quá trình thúc đẩy oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ, sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng của quá trình là CO2,  H20 và các hợp chất hữu cơ bền vững như: sợi, xenlulo, lignin,…

TÁI CHẾ RÁC THẢI RẮN

Đây là phương pháp giúp thúc đẩy nền công nghiệp được phát triển, đảm bảo việc dùng các nguyên liệu khai thác tài nguyên của quốc gia là không quá cao. 
Riêng tại Việt Nam, phương pháp tái chế đã được một số làng nghề áp dụng, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Nguyên nhân chính là vì công nghệ tái chế chất thải rắn vẫn còn lạc hậu, máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Một số nơi chỉ có quy mô sản xuất nhỏ nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng.

Ngoài ra, do các cơ sở tái chế phế liệu tại Việt Nam đều chưa được sự quản lý chặt chẽ có hệ thống. Vì vậy mà các cơ sở xử lý hiện nay đa phần là do các nhà tư nhân tự phát và chưa thực hiện đúng các điều luật do pháp luật đề ra. 

PHƯƠNG PHÁP DÙNG NHIỆT ĐỂ SỬ LÝ

Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa chất thải có từ dạng rắn sang dạng lỏng hoặc dạng khí. Phương pháp sử dụng nhiệt này khá phổ biến và được sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Bằng cách này họ có thể xử lý chất thải rắn nhanh chóng, đặc biệt là xử lý với các rác thải rắn độc hại từ công nghiệp hoặc các chất thải y tế nguy hại.
Bên cạnh đó, việc xử lý được khói bụi thải ra từ quy trình thiêu đốt rác thải cũng được quan tâm. Các cơ sở xử lý sẽ tùy theo các thành phần có trong các khí thải ra mà chọn các phương pháp xử lý phù hợp. Các phương pháp thường thấy đó là: phương pháp hoá học (trung hòa. kết tủa, oxy hoá, …), phương pháp hoá lý (hấp phụ, điện ly, hấp thụ), phương pháp cơ học (lọc cặn hoặc lắng,… ),…
Như vậy, rác thải rắn có thể xem là một nhân tố có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và con người hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể biết được các loại chất rác thải rắn và cách xử lý phù hợp nhất.
 

error: Content is protected !!
0935.066.386
Chat ngay